Làm việc: 8h00 - 17h30, Hỗ trợ mua hàng 24/7 Số 8, Đường 14, P.26, Q.Bình Thạnh, TP. HCM
Tiếng ViệtEnglish

Bệnh nghề nghiệp

Bệnh da nghề nghiệp và cách phòng ngừa, chữa trị hiệu quả

( Bệnh da nghề nghiệp ) Bệnh da nghề nghiệp là bệnh thường gặp nhất trong lao động, nguyên nhân là tác động hay tiếp xúc với các tác nhân trong môi trường lao động. Có rất nhiều chất hóa học, chất tiếp xúc độc hại, môi trường làm việc không đảm bảo vệ sinh tùy vào môi trường làm việc tác động lên da gây ra bệnh nghề nghiệp đặc thù này. Để hạn chế vấn đề này xảy ra với người công nhân thì mỗi doanh nghiệp cần làm gì và mỗi cá nhân nên có những biện pháp chữa trị thế nào khi mắc bệnh? Hãy cùng Bảo hộ lao động Việt Phát tìm hiểu qua nhé!

Những ngành nghề nào thường mắc loại bệnh về da này?

Công nhân thường mắc loại bệnh này đa số làm việc trong ngành: hóa dầu, dầu khí, luyện than, cơ khí, nhựa, da giày, chế biến thủy hải sản, nhân viên phòng thí nghiệm thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học độc hại.

Bệnh sạm da nghề nghiệp thường gặp ở công nhân ngành cơ khí

Bệnh sạm da nghề nghiệp thường gặp ở công nhân ngành cơ khí

Nguyên nhân chính gây ra bệnh da liễu nghề nghiệp là gì?

Nguyên nhân là chủ yếu từ môi trường làm việc ẩm thấp, không thoáng khí, vi khuẩn từ các thiết bị, nấm và ký sinh trùng, các chất độc hại gây viêm da như chất hóa học, chất tẩy rửa, keo sơn…

Ngoài ra, còn do các yếu tố vật lý như ánh sáng, phóng xạ, bức xạ, cọ sát, vi sinh vật hoặc côn trùng…các yếu tố đó đã có sẵn trong môi trường làm việc tác động trực tiếp lên da, theo thời gian sẽ phát bệnh thương tổn bệnh lý.

bệnh da nghề nghiệp

những bệnh da nghề nghiệp dễ mắc phải trong lao động

Bệnh viêm da nghề nghiệp được phân thành nhiều bệnh như viêm da tiếp xúc, viêm da tiếp xúc kích ứng, dị ứng, bỏng hóa chất, mề đay tiếp xúc, ung thư da do nắng, ung thư da do hóa chất, nang lông, trứng cá, nấm, nhiễm trùng dưới da.

Theo nghiên cứu tổng hợp thì bệnh viêm da có đến 80% là từ các chất hóa học và môi trường làm việc không đảm bảo, và 20% còn lại là đến từ viêm da dị ứng cơ địa.

Bạn đã biết: Tại sao phải lập hồ sơ an toàn lao động cho công nhân?

Các loại bệnh nghề nghiệp về da thường gặp và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh viêm da tiếp xúc kích thích

Là loại bệnh hay gặp nhất trong các bệnh da nghề nghiệp, bệnh thường xảy ra ở vùng da ở bàn tay, cánh tay. Nguyên nhân gây ra loại bệnh này là tiếp xúc với hóa chất. 

Các biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc kích thích là đỏ da cho đến biểu hiện nặng hơn như bọng nước và loét. Nồng độ hóa chất cao và thời gian tiếp xúc đủ dài sẽ gây ra bệnh này, đặc biệt là các hóa chất có tính kiềm và axit mạnh.

bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp ở người lao động

Bệnh viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh xảy ra khi có sự phối hợp của nhiều yếu tố như hóa chất gây bệnh, bao gồm dạng hóa chất bốc hơi, thể rắn, dung dịch, yếu tố mồ hôi do người lao động mặc đồ không thoải mái, không có tính hút mồ hôi, môi trường làm việc ẩm thấp, nóng nực, rối loại hoạt động của tuyến bã nhờn và các bệnh da hiện có. Khi mắc bệnh này, người bệnh không nên gãi, làm nơi bị viêm tổn thương nặng hơn, đỏ da bong vẩy, vỡ bóng nước…sẽ khiến cho bệnh khó chữa trị và làm bệnh nặng hơn.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng thường ít gặp hơn trong nghề nghiệp, trừ những trường hợp người lao động không được những người có chuyên môn hoặc các sở y tế địa phương chuẩn đoán và báo cáo cho hệ thống y tế. 

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng là chất liệu vải đồng phục bảo hộ lao động không phù hợp với da người sử dụng, có trong các chất vệ sinh, trang điểm,xà phòng, dầu gội đầu, các chất tẩy rửa trong gia đình…

viêm da dị ứng

Viêm nang lông

Viêm nang lông do dầu vô cơ có biểu hiện nổi mụn mủ ở vùng da hở tiếp xúc với than đá, dầu mỡ. Trước đây, bệnh này là bệnh da liễu hay thường gặp nhất nhưng ngày nay do bảo hộ lao động tốt hơn nên bệnh này dần trở nên ít người mắc. 

Viêm da trứng cá và viêm da trứng cá do Chlor

Viêm da trứng cá cũng thường xảy ra với các nghệ sĩ phải trang điểm hàng ngày, nhân viên phải đeo khẩu trang cả ngày, các y bác sĩ…

Trứng cá Chloracne thường xuất hiện với những người tiếp xúc với chlorinated naphthalene và biphenyls có trong các cáp điện và dầu thừa công nghiệp có chứa chlorinated biphenyls. Biểu hiện của loại bệnh này là nổi nhiều mụn nhân trứng cá và các nang mụn màu vàng nhạt dưới vùng mắt, sau tai, ngực, lưng…
viêm da trứng cá
Các nang màu vàng rơm được coi là biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm da trứng cá chloracne. Sau đó, các mụn mủ và áp xe có thể xảy ra và khi khỏi để lại sẹo lõm. Mắt cũng có thương tổn viêm kết mạc mắt. Móng bị nhiễm sắc màu nâu.
Giảm sắc tố ở những vùng da bị tổn thương và da dễ bị trầy xước hơn. Chloracne không chỉ gây thương tổn ở da đơn thuần mà còn có thể gây nhiễm độc toàn thân, các phủ tạng như gan, thần kinh ngoài biên,  bệnh porphyrin ở da. 
Đối với loại bệnh này thì điều trị thường không có hiệu quả, bệnh có thể thuyên giảm nếu không tiếp xúc với chất chlor nữa. Có thể bôi Vitamin A axít hoặc uống isotretinoin. Các kháng sinh ít có tác dụng. Phòng ngừa chủ yếu là đóng cửa các nhà máy sản xuất, mặc quần áo bảo hộ và sử dụng mặt nạ phòng độc khi cần.

Cách chữa trị đơn giản, hiệu quả tại nhà

Tại nơi bị viêm da:

+ Rửa tổn thương bằng các dung dịch như nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch trung h a.

+ Các mỡ hoặc dung dịch làm dịu da: kẽm oxyt 10%, urea 10 % hoặc 20%.

+ Thuốc bôi corticosteroid:

– Hydrocortison, desonid, clobetason: dạng kem hoặc mỡ 0,5% hoặc 1%, bôi ngày 2 lần, sáng-chiều.

– Betamethason (dipropionat hoặc valerat): dạng kem hoặc mỡ 0,5% hoặc 1%, bôi ngày 2 lần, sáng-chiều. Trong trường hợp sẩn nổi cao, dày sừng nhiều, có thể băng bịt vào buổi chiều (tối).

– Triamcinolon acetonid: dạng kem hoặc mỡ 0,025%, 0,1% và 0,5%, bôi ngày 2 lần, sáng-chiều.

– Fluocinolon acetonid: dạng mỡ 0,05%, bôi ngày 2 lần, sáng-chiều.

Thuốc điều trị cần thận trọng tác dụng phụ như teo da, giảm sắc tố, dễ nhiễm trùng. Mỗi đợt điều trị không nên quá 2 tuần.

+ Thuốc bôi kháng sinh (acid fusidic 2%, mupirocin 2% dạng mỡ và dạng kem), dung dịch milian hoặc xanh methylen trong trường hợp bị loét, trợt.

Viêm da toàn thân:

+ Vitamin C liều cao: 1-2 gam/ngày, uống.

+ Thuốc kháng viêm không steroid (uống sau ăn): paracetamol viên 500 mg, ngày uống 2 lần.

+ Kháng sinh chống bội nhiễm: amoxicillin (viên 500 mg, ngày uống 3 lần), erythromycin (viên 250 mg, 500 mg, uống 4 lần/ngày), cephalexin (viên 500 mg, uống 2 lần/ngày), cefuroxim (viên 250 mg, 500 mg, ngày uống 2 lần). Có thể sử dụng phối hợp kháng sinh hoặc kháng sinh khác tùy vào điều kiện mỗi địa phương. + Kháng histamin.

– Thế hệ 1: promethazin (viên 25 mg, 50 mg, siro 0,1%), clorpheniramin (viên 4 mg), hydroxyzin (viên 25 mg).

– Thế hệ 2: loratadin (viên 10 mg, siro 1%), cetirizin (viên 5 mg, 10 mg, siro 1%), levocetirizin (viên 5 mg, siro 0,5%), fexofenadin (viên 60 mg, 120 mg, 180 mg), desloratadin (viên 5 mg, siro 0,5%).

– Nhóm kháng histamin 3 v ng: doxepin viên 10 mg, 25 mg, 50 mg, 75 mg, siro 10%.

Cách phòng ngừa viêm da do nghề nghiệp

Biện pháp kỹ thuật: 

  • Thay đổi các loại nguyên liệu gây kích thích, mẫn cảm bằng các chất vô hại.
  • Hệ thống thông hút gió, hút bụi, hơi độc.
  • Tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý, che chắn bảo vệ người lao động tiếp, tiếp xúc trực tiếp.

Biện pháp cá nhân

  • Trang bị và sử dụng có hiệu quả đồng phục bảo hộ bảo hộ cho người lao động.
  • Đủ nước để thực hiện tắm rửa bắt buộc sau lao động.
  • Dùng thuốc bảo vệ da: thấm, chấm các vết dính bụi, hóa chất trong khi thao tác và bôi nhúng các vùng tiếp xúc, da hở sau giờ lao động.

Đồng phục bảo hộ giúp hạn chế các bệnh về da trong lao động

Để giảm thiểu các bệnh lý về da thì các doanh nghiệp cần trang bị cho người lao động quần áo bảo hộ công nhân, vừa tăng tính đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người và của mà còn tạo tính chuyên nghiệp, thẩm mỹ cho công ty. Đồng phục bảo hộ lao động có những đặc tính phù hợp với những ngành nghề dễ mắc các bệnh về da như đồng phục cơ khí, đồng phục điện lực, công nhân cao su…

đồng phục bảo hộ hạn chế bệnh về da

đồng phục bảo hộ giúp người công nhân hạn chế mắc các bệnh về da

Chất liệu vải với những tính chất phù hợp giúp người công nhân hạn chế việc kích ứng da, không bám dính các chất hóa học, dầu mỡ lên quần áo bảo hộ. Hiện nay, loại vải Kaki và Pangrim được dùng để may đồng phục bảo hộ nhiều nhất.

địa chỉ đặt may đồng phục bảo hộ tại HCM uy tín, chất lượng

Đồng phục bảo hộ với tính năng hút mồ hôi, thoáng mát cho người mặc, lớp vải dày dặn nhưng không gây nóng bức, khó chịu, co giãn thoải mái, dễ giặt ủi, bền lâu, giúp người lao động hạn chế các bệnh da nghề nghiệp, là cách phòng chống đơn giản lại hiệu quả nhất.

Tìm hiểu thêm: Có nên dùng vải Polyester để may đồng phục bảo hộ không?

Tìm mua đồng phục bảo hộ lao động ở đâu tại tp HCM?

Ngày càng có nhiều xưởng may đồng phục bảo hộ ở HCM xuất hiện trên thị trường, nhưng để kiếm được một địa chỉ may quần áo bảo hộ lao động tại Hồ Chí Minh uy tín, chất lượng, giá cả phải chăng thì lại không dễ dàng chút nào. Khách hàng chỉ cần search từ khóa “mua đồng phục bảo hộ HCM” sẽ thấy hơn 11.300 kết quả, minh chứng rằng nhu cầu trang bị đồng phục bảo hộ cho người công nhân ngày càng tăng.

xưởng may quần áo bảo hộ ở tpHCM giá rẻ

Bài viết này, chúng tôi đã mô tả chi tiết cho bạn những nguyên nhân về những loại bệnh về da dễ mắc phải trong công việc lao động và cách chữa trị tại nhà đơn giản, hữu hiệu. Đừng quên trang bị bảo hộ đầy đủ cho người lao động của mình để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra! Theo dõi Bảo hộ lao động Việt Phát để không bỏ lỡ những tin tức, mẹo lao động hữu ích nào nhé!

Thông tin liên hệ đặt may đồng phục bảo hộ lao động tại HCM:

Địa chỉ:

– Cơ sở 1: Số 8, Đường 14, Phường 26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
– Cơ sở 2: Số 9, Tôn Thất Bách, P. Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn (Cổng sau bến xe Quy Nhơn, Bình Định)
– Cơ sở 3: 22-24, Trần Quốc Toản, P.5, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên

Điện thoại: 0903 841 676

Email: dpvietphat@gmail.com

Website: baoholaodongvietphat.com

Fanpage: Đồng phục Việt Phát

Tin liên quan

  • Những bệnh nghề nghiệp dễ mắc phải trong lao động

  • sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng của bạn. Hiện tại bạn đang có sản phẩm trong giỏ hàng.