Đồng phục bảo hộ là trang bị quan trọng không thể thiếu trong lao động, bởi nó giúp bảo vệ an toàn cho cơ thể người công nhân. Bởi vậy, việc chọn chất liệu vải may đồng phục bảo hộ được quan tâm hàng đầu để tạo điều kiện làm việc an toàn, thoải mái, tăng hiệu suất làm việc tốt nhất cho người lao động.
- Đồng phục cơ khí có tính chịu nhiệt không?
- Ưu nhược điểm của đồng phục bảo hộ vải Kaki và vải Jean
- Những mẫu áo gile phản quang – bảo hộ xây dựng chất lượng được công nhân tin dùng
- Áo gile phản quang vải Pangrim có đặc điểm gì nổi bật?
Mục lục
Vì sao phải chọn chất liệu vải may đồng phục bảo hộ?
Quần áo bảo hộ lao động giúp cho người công nhân hạn chế rủi ro khi tham gia làm việc tại xưởng, công trình, nhà máy…
Vì thế, việc chọn vải may đồng phục bảo hộ phù hợp sẽ giúp đảm bảo an toàn, đảm bảo độ bền, tạo sự thoải mái cho người lao động và đặc biệt là giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Đối với những ngành nghề làm việc tại môi trường nhiều bụi bẩn, hóa chất, dầu mỡ từ máy móc thì lựa chọn vải Kaki, Nilon, Cotton với Polyester là phù hợp, lại vừa nhẹ nhàng, thoáng mát, lại còn hiệu quả cao.
Đối với những nghề có tính chất công việc và môi trường làm việc có nhiều rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn có thể gây tổn hại đến cơ thể của người lao động thì những bộ đồng phục bảo hộ cần tích hợp nhiều tính năng đặc biệt như chịu nhiệt, chống cháy, chống thấm.
Đặc điểm của một số loại vải may đồng phục bảo hộ phổ biến
Vải Cotton là chất liệu vải may đồng phục bảo hộ thông dụng bởi vì chất vải này may quần áo bảo hộ có độ bền cao, mát mẻ, tạo cảm giác thoải mái linh hoạt trong quá trình làm việc.
Nhưng vải Cotton vẫn còn nhiều những nhược điểm là giá thành cao vì nó là tự sợi bông tự nhiên. Ngoài ra, vải Cotton vẫn còn khá thô cứng nên không được lựa chọn đồng phục văn phòng cho nhân viên nữ.
Để khắc phục tính thô và cứng của vải Cotton nên người ta thường vào sợi Spandex giảm được nhược điểm của loại vải này.
Vải Kaki có độ cứng và độ dày nhất định, nhưng dày hơn so với các loại vải khác nên là vải may quần áo bảo hộ phù hợp nhất.
Nếu muốn cho loại vải này bớt cứng, tăng độ co giãn linh hoạt thì người ta pha vào chất vải thun. Ưu điểm nổi bật của loại vải này là dễ giặt ủi, ít nhăn và có độ bền cực cao.
Vải Kate là loại vải có nguồn gốc từ sợi TC. Chất liệu vải này có bề mặt mịn, dễ giặt ủi, nhanh khô, độ bền cao và do có chất Cotton nên khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
Vải Pangrim là loại vải có thành phần Cotton cao cấp, không bị xổ lông, khó phai màu, sợi bông, độ bền rất cao, giặt thoải mái mà không sợ quần áo bảo hộ bị sờn, rách, khả năng thấm hút mồ hôi cũng rất tốt. Phù hợp cho những công nhân kĩ sư làm việc ngoài trời, trong nhà xưởng oi bức. Với chất liệu vải này sẽ mang lại cho người mặc cảm giác nhẹ nhàng, thoáng mái, dễ chịu cho người mặc.
Vải Kaki liên doanh bao gồm 2 loại vải là vải gia công và vải do nhà máy sản xuất. Loại vải gia công mang lại cảm giác nóng nực, khó chịu khi làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt, nắng mạnh; cho nên việc lựa chọn vải may đồng phục bảo hộ. Còn vải Kaki liên doanh thì ít bị xù lông, khó nhàu, đem lại cảm giác dễ chịu.
Xem thêm: Đặc điểm của đồng phục bảo hộ vải Kaki liên doanh
Vải Polyester có nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt là bền lâu, giữ form tốt, chống nhăn, chống nhàu, chống bám bẩn và nước, không bị nấm mốc phá hủy, mà giá thành lại rẻ, dễ nhuộm nên có màu sắc đa dạng phong phú.
Là chất liệu vải được chọn may đồng phục bảo hộ cho cảnh sát cứu hỏa, người lao động làm việc tại những nơi dễ cháy, dễ bén lửa.
Tuy vậy, nhưng loại vải này có nhược điểm là không thể bằng các loại vải tự nhiên, không thấm hút mồ hôi, hút ẩm nên không gây mát cho da, gây ngứa và dễ kích ứng ở da nhạy cảm.
Tìm hiểu thêm: Có nên dùng vải Polyester may đồng phục bảo hộ không?
Dựa vào tính chất công việc và môi trường lao động mà lựa chọn chất liệu vải phù hợp để may quần áo bảo hộ chất lượng cho người công nhân tạo sự an toàn, yên tâm làm việc, tăng hiệu suất sản xuất trong lao động.
Thông tin liên hệ mua đồng phục bảo hộ lao động may sẵn tại HCM:
Địa chỉ:
– Cơ sở 1: Số 8, Đường 14, Phường 26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
– Cơ sở 2: Số 9, Tôn Thất Bách, P. Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn (Cổng sau bến xe Quy Nhơn, Bình Định)
– Cơ sở 3: 22-24, Trần Quốc Toản, P.5, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên
Điện thoại: 0903 841 676
Email: dpvietphat@gmail.com
Website: baoholaodongvietphat.com
Fanpage: Đồng phục Việt Phát