Làm việc: 8h00 - 17h30, Hỗ trợ mua hàng 24/7 Số 8, Đường 14, P.26, Q.Bình Thạnh, TP. HCM
Tiếng ViệtEnglish

Bệnh nghề nghiệp

Những bệnh nghề nghiệp dễ mắc phải trong lao động

( Bệnh nghề nghiệp trong lao động ) Bất cứ ngành nghề nào, môi trường làm việc này cũng sẽ có những căn bệnh nghề nghiệp khác nhau mà gây hại đến tính mạng của người lao động. Bạn có biết công nhân thường sẽ mắc phải những bệnh nghề nghiệp nào? Làm cách nào để hạn chế và phòng tránh những căn bệnh này?

Bệnh nghề nghiệp là bệnh gì?

Bệnh nghề nghiệp là một căn bệnh xuất phát từ điều kiện làm việc có hại của nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. (Theo Điều 3 của Luật số 84/2015/QH13 về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc).

Bệnh nghề nghiệp là bệnh cấp tính, phát bệnh từ từ hay còn có thể gọi là bệnh mãn tính. Mỗi số bệnh nghề nghiệp không thể chữa khỏi, đồng thời cũng có thể để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp có thể ngăn chặn nếu chúng ta trang bị cho người công nhân trang phục bảo hộ lao động hoặc các doanh nghiệp, xí nghiệp đứng ra làm hồ sơ an toàn lao động.

Xem thêm: Tại sao phải lập hồ sơ an toàn lao động cho công nhân?

bệnh nghề nghiệp

Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do tiếp xúc thường xuyên và kéo dài trong môi trường làm việc nhiều độc hại, rủi ro tiềm ẩn, mà không có bộ phận chuyên ngành bảo hộ lao động.

Nguyên nhân chính gây nên các bệnh trong lao động

Bệnh nghề nghiệp hiện đang được phòng tránh bởi những biện pháp tích cực. Chính phủ quy định các bệnh nghề nghiệp trong nghị định 37/2016/ND-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của luật về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc về bảo hiểm chống lại tai nạn của công việc và bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

Ngoài ra, Bộ Y tế đã công bố danh sách chỉ thị về bệnh nghề nghiệp và cách quản lý những căn bệnh này tại thông tư 15/2016/tt-byt quy định bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hộiThông tư 28/2016 / TT về việc hướng dẫn cũng như quản lý bệnh nghề nghiệp.

đồng phục công nhân dầu khí Việt Phát

Những nguyên nhân chính gây nên bệnh nghề nghiệp

  • Làm việc trong môi trường làm việc có điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc không thoải mái
  • Làm việc trong môi trường có ánh sáng yếu
  • Môi trường làm việc có tiếng ồn vượt quá 85 dB
  • Thường xuyên tiếp xúc với bụi sản xuất, bụi môi trường, bụi độc hại
  • Làm việc trong điều kiện thường xuyên tiếp xúc các hóa chất độc hại, dầu mỡ, hóa chất gây kích ứng da
  • Làm việc trong môi trường có nhiều chất phóng xạ, tia X và đồng vị…
  • Thường xuyên tiếp xúc với các tia nặng lượng có cường độ cao như tia hồng ngoại, dòng điện có tần số cao.

Xem thêm: Giá của đồng phục bảo hộ vải Polyester và Cotton bao nhiêu?

Các loại bệnh nghề nghiệp trong lao động thường gặp

Bệnh bụi phổi

Bệnh bụi phổi là bệnh nghề nghiệp mà công nhân thường hay mắc phải là bệnh bụi phổi silic, bệnh bụi phổi amiang, bụi phổi bông…Đây là 3 bệnh thuộc trong nhóm bệnh có người mắc cao nhất hiện nay. Công nhân cơ khí, khai thác đá, công nhân sản xuất thủy tinh và đồ gốm, công nhân may…là những đối tượng dễ gặp phải những bệnh về bụi phổi.

bệnh bụi phổi trong xây dựng

Biện pháp phòng tránh: 

Luôn sử dụng các trang bị bảo hộ cần thiết: mặt nạ chống bụi, kính chống bụi, khẩu trang, đồng phục bảo hộ lao động phù hợp với ngành nghề này.

Thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa, thay quần áo sau khi tan ca.

Hạn chế hút thuốc lá, sống lành mạnh, luyện tập thể dục, rèn luyện cơ thể.

Khám sức khỏe định kỳ.

Tìm hiểu thêm: Đồng phục bảo hộ vải Kaki Nam Định có đặc điểm gì nổi bật?

Bệnh điếc nghề nghiệp

Đây là loại bệnh có tỷ lệ mắc cao đứng thứ 2 trong nhóm bệnh nghề nghiệp hiện nay. Nguyên nhân của loại bệnh này là do thường xuyên tiếp xúc với môi trường tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép mà tai có thể tiếp nhận trong thời gian dài. Vì thế mà những công nhân thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn sẽ dễ gặp phải căn bệnh này, đặc biệt là công nhân làm trong xưởng cơ khí, khai thác hầm mỏ.

bệnh điếc nghề nghiệp

Biện pháp phòng tránh:

  • Công nhân phải luôn sử dụng đồ bảo hộ tai chống ồn trong môi trường làm việc.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và thực hiện các giải pháp điều trị sớm nhất.

Bệnh da nghề nghiệp

Những bệnh da nghề nghiệp thường gặp phải là: bệnh sạm da, bệnh nốt dầu, bệnh viêm loét dưới da, viêm móng, bệnh viêm da chàm tiếp xúc…Công nhân thường mắc loại bệnh này đa số làm việc trong ngành: hóa dầu, dầu khí, luyện than, cơ khí, nhựa, da giày, chế biến thủy hải sản…

Tìm hiểu rõ thêm: Bệnh da nghề nghiệp và cách phòng ngừa, chữa trị hiệu quả

bệnh viêm da tiếp xúc trong lao động

bệnh viêm da tiếp xúc trong lao động

Biện pháp phòng tránh:

  • Luôn phải sử dụng quần áo bảo hộ lao động chuyên dụng kèm các trang bị bảo hộ kèm theo trong quá trình làm việc.
  • Rửa tay bằng xà phòng, thay quần áo bẩn khi tan ca.
  • Sử dụng kem làm ẩm da nếu phải tiếp xúc với các loại hóa chất làm khô da.
  • Khám sức khỏe định kỳ.

Bạn đã biết: Mùa hè nên mặc đồng phục bảo hộ màu sáng hay tối?

Bệnh phế quản nghề nghiệp trong lao động

Những ngành nghề lao động có nguy cơ mắc bệnh hen phế quản là: sản xuất giấy, da, bột ngũ cốc, dầu thực vật, mỹ phẩm, cà phê, chế biến thủy hải sản… Triệu chứng của bệnh này thường gặp là thở khò khè, viêm mũi, trong cổ họng có đờm, hay lên cơn hen, khó thở…

bệnh phế quản nghề nghiệp

Biện pháp phòng tránh:

  • Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và các dụng cụ bảo hộ cần thiết.
  • Vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi tan ca.
  • Luyện tập thể dục, rèn luyện sức khỏe, ăn uống đủ chất để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.​

Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp

Công nhân làm việc trong môi trường có nguồn phóng xạ tự nhiên cả nhân tạo, tia X vượt quá tiêu chuẩn cho phép, làm việc trong các nhà máy sử dụng tia bức xạ ion hóa, máy phát tia X…Khi nhiễm phóng xạ nặng, cao từ 100 mSv trở lên, thì sẽ hay gặp những triệu chứng buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, thành phần trong máu bị thay đổi, giảm tuổi thọ…

bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp

Biện pháp phòng tránh:

  • Trang bị đồng phục bảo hộ lao động chuyên dụng và các vật dụng bảo hộ an toàn kèm theo, đeo liều kế bức xạ trong quá trình làm việc, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động nghiêm ngặt.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau giờ làm việc.
  • Bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng: trà xanh, trà hoa cúc, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, K, PP…
  • Khám sức khỏe định kỳ.
xưởng may gia công đồng phục bảo hộ HCM

xưởng may gia công đồng phục bảo hộ HCM

Bài viết này, baoholaodongvietphat.com đã chia sẻ những căn bệnh thường gặp trong lao động và những biện pháp phòng tránh sẽ giúp người công nhân bảo vệ sức khỏe của mình, gia đình và những người xung quanh. Tại Việt Nam nói chung, TpHCM nói riêng, công ty sản xuất bảo hộ lao động Việt Phát là địa chỉ với nhiều năm trong linh vực cung cấp đồng phục bảo hộ lao động cho mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực với đa dạng mẫu mã, chất lượng và giá thành phải chăng.

Thông tin liên hệ đặt may đồng phục bảo hộ lao động tại HCM:

Địa chỉ:

– Cơ sở 1: Số 8, Đường 14, Phường 26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
– Cơ sở 2: Số 9, Tôn Thất Bách, P. Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn (Cổng sau bến xe Quy Nhơn, Bình Định)
– Cơ sở 3: 22-24, Trần Quốc Toản, P.5, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên

Điện thoại: 0903 841 676

Email: dpvietphat@gmail.com

Website: baoholaodongvietphat.com

Fanpage: Đồng phục Việt Phát

Tin liên quan

  • Bệnh da nghề nghiệp và cách phòng ngừa, chữa trị hiệu quả

  • sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng của bạn. Hiện tại bạn đang có sản phẩm trong giỏ hàng.