Ngành cơ khí ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, xã hội, đất nước. Ngành cơ khí có sự đóng góp rất lớn cho dây chuyền sản xuất ở công xưởng, máy móc ở nhà máy. Nhưng công việc thật sự của ngành cơ khí là gì? Kỹ sư cơ khí là như thế nào? Hãy cùng bảo hộ lao động Việt Phát theo dõi ngay tại bài viết này nhé!
- Top 10 mẫu đồng phục cơ khí bán chạy tại công ty bảo hộ lao động Việt Phát
- May đồng phục công nhân cơ khí dùng chất liệu nào?
Mục lục
Cơ khí là làm gì?
Xã hội ngày càng phát triển thì cơ khí được biết đến là ngành có tính ứng dụng cao, cơ khí là một trong những ngành tạo ra máy móc, thiết bị và công cụ nhằm thay thế lao động thủ công, nhằm mục đính để phục vụ hoạt động sản xuất trong các công xưởng lớn, phục vụ công việc của con người.
Ngành cơ khí được ứng dụng nhiều trong công tác thiết kế cũng như sửa chữa các lĩnh vực như: máy bay, ô tô, máy móc trong cơ sở sản xuất, hệ thống vận chuyển, phương tiện giao thông…
Kỹ sư cơ khí làm những công việc gì?
Kĩ thuật cơ khí áp dụng các công thức vật lý cùng với các nguyên vật liệu để tạo ra máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ đời sống con người. Đây cũng chính là ngành ứng dụng nguyên lý động lực học, các định luật bảo toàn, phân tích hệ thống vật lý tĩnh và động.
Những thợ kỹ sư cơ khí chính là người có nhiệm vụ lên bản thiết kế, chế tạo ra các loại máy móc trong các lĩnh vực phương tiện di chuyển, hệ thống gia nhiệt, robot…Kỹ sư cơ khí là một trong những nghề có nhiều cơ hội để phát triển ở Việt Nam và cả nước ngoài.
Hiện nay, cơ khí được xem như là một ngành học và được đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học hoặc trường nghề có các ngành kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật chế tạo,công nghệ tự động, kĩ thuật công nghiệp, động cơ diesel và máy phụ, kĩ thuật nhiệt lạnh,…
Xem thêm: Tiêu chuẩn quan trọng đặt may quần áo đồng phục cơ khí
Những yêu cầu cơ bản của kỹ sư cơ khí cần có
Vì công việc của một kỹ sư cơ khí không hề dễ dàng, nên k sư cơ khí cần có những yêu cầu cơ bản sau đây:
Trình độ học vấn
- Là cử nhân đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, cơ khí chế tạo máy hoặc các ngành liên quan.
- Có kiến thức cơ khí chuyên ngành, biết cách truyền đạt phổ biến thông tin đến người khác.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế kĩ thuật
Kỹ năng
- Khả năng giao tiếp, xử lý tình huống, có óc sáng tạo và tư duy logic
- Luôn phải tìm hiểu về công nghệ
- Kĩ năng giải quyết các vấn đề nhanh gọn khi gặp sự cố
- Có tính kiên trì và trách nhiệm trong công việc
Bạn đã biết: Sự khác biệt quần áo công nhân cơ khí với đồng phục bảo hộ thông thường
Công việc cụ thể của kỹ sư cơ khí là gì?
Thiết kế, thi công, lắp đặt thử nghiệm sản phẩm cơ khí
Đây là công việc đầu tiên trong quá trình từ việc xây dựng ý tưởng đến khi sản phẩm được đến tay người tiêu dùng sử dụng. Người kỹ sư cần đảm nhiệm một số công việc như:
- Tham gia thiết, phân tích bản vẽ các sản phẩm cơ khí, các loại máy móc, thiết bị cùng đội ngũ nhân viên thiết kế cơ khí chuyên ngành.
- Tiếp theo, các kỹ sư cần tham gia trực tiếp vào quá trình gia công, quản lý, giám sát hoạt động của nhân viên lắp ráp để kịp thời phát hiện sai sót và xử lý kịp thời.
- Sau khi sản phẩm được hoàn thiện, người kỹ sư đảm nhiệm việc kiểm tra, thử nghiệm và nghiệm thu để đánh giá hiệu quả của sản phẩm trước khi được đưa ra thị trường kinh doanh.
Lắp đặt, vận hành máy móc hoặc thiết bị cơ khí
Tính chất công việc đặc biệt như thế này, thì các kĩ sư cơ khí cần tiến hành lắp đặt các thiết bị, máy móc cho nhà máy sản xuất, công trình. Và theo dõi, quản lý quá trình sản xuất, vận hành của sản phẩm, kịp thời xử lý lỗi, sai sót, đảm bảo không ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
Sửa chữa, bảo trì máy móc
Những máy móc, thiết bị cơ khí sau thời gian sử dụng với công suất lớn, liên tục sẽ hư hại, cần được bảo trì. Chính vì vậy, công việc của kỹ sư cơ khí là cần thường xuyên theo dõi, bám sát tình hình hoạt động của máy để kịp thời tiến hành kiểm tra sửa chữa, bảo trì thiết bị hoặc các hệ thống điện…
Ngoài ra, kỹ sư cơ khí là người lên kế hoạch bảo trì định kì để giúp máy móc, thiết bị kéo dài hiệu năng và hoạt động với năng suất tốt nhất.
Bạn có biết: Đồng phục cơ khí có tính chịu nhiệt không?
Đề xuất giải pháp cải tiến máy móc, thiết bị
Là người tham gia vào quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí nên họ luôn hiểu rõ về nguyên lý cấu tạo, vận hành của máy móc, cho nên họ là người thích hợp nhất để đưa ra những phương thức cải tiến tốt nhất cho sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Công việc khác
Đào tạo cho đội ngũ công nhân cơ khí, giúp họ nâng cao tay nghề.
Là người phụ trách báo cáo tiến độ công việc với cấp trên
Kỹ sư cơ khí có cần trang bị đồng phục bảo hộ cơ khí hay không?
Như mình đã đề cập trên, người kỹ sư cơ khí thường làm việc trong các xưởng máy móc, khó tránh khỏi tác động nhiệt từ hơi nóng tỏa ra của máy móc từ môi trường làm việc cũng như từ nhiệt độ ngoài trời nên quần áo rất dễ bị bài mòn bởi ma sát với kim loại cũng như các tia lửa xung quanh dễ gây bỏng, cháy nổ.
Chính vì vậy mà người công nhân cơ khí hay kỹ sư cơ khí đều cần phải có đồng phục cơ khí với chất liệu vải đặc biệt phù hợp với tính chất của ngành nghề và môi trường xung quanh giúp người lao động vững tâm hơn khi làm việc.
Tìm hiểu thêm: Đồng phục công nhân cơ khí có đặc điểm gì?
Thông tin liên hệ đặt may đồng phục cơ khí tại HCM:
Địa chỉ:
– Cơ sở 1: Số 8, Đường 14, Phường 26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
– Cơ sở 2: Số 9, Tôn Thất Bách, P. Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn (Cổng sau bến xe Quy Nhơn, Bình Định)
– Cơ sở 3: 22-24, Trần Quốc Toản, P.5, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên
Điện thoại: 0903 841 676
Email: dpvietphat@gmail.com
Website: baoholaodongvietphat.com
Fanpage: Đồng phục Việt Phát