Hồ sơ an toàn lao động cho công nhân là một trong những yếu tố quan trọng cần phải chuẩn bị nếu chủ doanh nghiệp đã có trang bị đồng phục bảo hộ. Việc lập hồ sơ an toàn lao động sẽ được thực hiện một cách bài bản, chính xác theo quy định của pháp luật. Vậy để đảm bảo hồ sơ được đầy đủ những quy định chuẩn mực đó, người lập hồ sơ cần phải để ý những gì? Trong bài viết dưới đây hãy cùng Bảo hộ lao động Việt Phát tìm hiểu kỹ hơn về việc lập hồ sơ an toàn cho công nhân giúp ích cho quá trình thành lập và đưa doanh nghiệp phát triển xa hơn.
Mục lục
- 1 Vì sao cần phải lập hồ sơ an toàn cho công nhân?
- 2 Các danh mục không thể thiếu trong hồ sơ an toàn cho người lao động
- 3 Nội dung mẫu hồ sơ an toàn lao động tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật ban hành
- 4 Những yếu tố cần có trong bộ hồ sơ an toàn lao động
- 5 Khám phá quy trình lập hồ sơ vệ sinh an toàn lao động
- 6 Thông tin liên hệ đặt may đồng phục bảo hộ lao động tại HCM:
Vì sao cần phải lập hồ sơ an toàn cho công nhân?
Đây là một vấn đề quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động sản xuất, an toàn lao động cho người công nhân được xem như mục tiêu trọng mà cả chủ doanh nghiệp lẫn người lao động đảm nhận nhiệm vụ đều phải quan tâm vì đó chính là quyền lợi cá nhân được quyền thụ hưởng.
An toàn lao động trở thành tiêu chí hàng đầu để những người lãnh đạo doanh nghiệp tạo dựng uy tín trong tuyển dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất máy móc, những thành phẩm gây độc hại, trong các xưởng hóa chất, công tác phân tích an toàn công việc.
Ngoài ra, vấn đề này cũng được các cơ quan chức năng tham gia giám sát để đảm bảo an toàn tốt nhất cho người công nhân cũng như môi trường làm việc trong doanh nghiệp.
Ngành bảo hộ lao động được sinh ra là để bảo vệ về sức khỏe, an toàn lao động cho người lao động. Vấn đề này luôn được coi trọng bởi pháp luật có quy định trong chế độ tai nạn lao động mới nhất. Chính vì vậy mà việc lập hồ sơ an toàn lao động luôn được coi trọng.
Khi lập hồ sơ an toàn cho công nhân, người phụ trách phải tuân thủ đầy đủ các quy định mà pháp luật ban hành. Bạn hay người phụ trách công việc này sẽ phải cần biết rõ những quy định này. Để đảm bảo đầy đủ mọi yếu tố để gửi đến cơ quan có chức năng giám sát vấn đề an toàn lao động, những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn lập thành công một bộ hồ sơ vệ sinh an toàn lao động chuẩn mực nhất:
Mẫu hồ sơ an toàn lao động theo thông tư 19/2021TT-BYT tải ngay tại đây!
Các danh mục không thể thiếu trong hồ sơ an toàn cho người lao động
Khi cơ quản quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra về mảng công tác an toàn lao động của đơn vị sản xuất, hoạt động lao động của doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức phải cung cấp cho họ một danh mục đầy đủ trong hồ sơ an toàn lao động cho công nhân. Vậy danh mục đó bao gồm những gì mà bạn cần lưu ý?
- Luôn chuẩn bị những giấy tờ liên quan đến việc thành lập, việc hoạt động của công ty, doanh nghiệp như giấy quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Danh mục liên quan đến người lao động bao gồm danh sách những người lao động làm việc tại công ty, danh sách chi tiết về nhân sự đang làm những công việc có mức độ nguy hiểm cao. Nội dung trình bày họ về tên, ngày bắt đầu làm ở công ty, ngày nghỉ việc. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có hỗ trợ khoản trợ cấp thất nghiệp, mất việc cho người lao động thì ghi vào trong danh mục liên quan đến người lao động để bộ hộ sơ trở nên đầy đủ hơn.
- Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ báo cáo như báo cáo định kỳ được thực hiện từ thời điểm nào đó tới hiện đại theo yêu cầu của bên thanh tra. Cùng với đó là một số các hợp đồng lao động.
Liên quan mật thiết đến người lao động có bảng quy chế lương thưởng, định mức tiền lương, các loại báo cáo về lương của người lao động như báo cáo tài chính, bảng chấm công nhân sự, nội quy công ty, hồ sơ xử lý vi phạm lao động. Nếu doanh nghiệp có người nước ngoài làm việc thì còn cần phải trình bày trong hồ sơ an toàn cho công nhân có kèm theo hoạt động làm việc và nơi lưu trú của họ tại Việt Nam.
Tiếp theo là những giấy tờ không thể thiếu khác thể hiện sự tồn tại của một doanh nghiệp bao gồm các loại sổ kiểm kê như kiểm kê tài sản, kiểm kê công cụ, kiểm kê vật dụng, các loại chứng từ, danh sách thiết bị vật tư, máy móc có quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt về việc đảm bảo an toàn.
Trong danh mục của hồ sơ bảo hộ lao động không thể thiếu được những bản kế hoạch được lập ra về an toàn lao động, tài liệu về việc huấn luyện cho người lao động và các cấp quản lý về đảm bảo an toàn lao động, hồ sơ theo dõi việc cung cấp các trang thiết bị bảo vệ cá nhân cho người lao động…và cả biên bản xác nhận việc tự kiểm kê vấn đề, quy trình an toàn lao động, bản nhật ký thi công công trình xây dựng, hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: May quần áo bảo hộ cơ khí cần chú ý đến điều gì?
Nội dung mẫu hồ sơ an toàn lao động tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật ban hành
Việc lập hồ sơ vệ sinh an toàn lao động đã được quy định cụ thể theo Phụ lục số 1 của Thông tư số 19/2011/TT-BYT. Theo đó, nội dung của hồ sơ được trình bày bao gồm 4 phần trong đó:
Phần 1 là nội dung khái quát chung tình hình của doanh nghiệp, đơn vị lao động. Để khái quát đầy đủ, bạn cần nêu những thông tin cơ bản như sau:
– Tổ chức doanh nghiệp, biên chế trong doanh nghiệp
– Quy mô hoạt động và nhiệm vụ của doanh nghiệp
– Bản tóm tắt về những quy trình công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng
– Vấn đề vệ sinh môi trường lao động và khu vực xung quanh, công tác việc tổ chức y tế,
– Thống kê đầy đủ, chi tiết các danh mục thiết bị máy móc, hóa chất thuộc nhóm được yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc vệ sinh an toàn lao động.
Phần 2 là phần có nội dung trình bày về vệ sinh lao động trong mỗi bộ phận việc làm tại doanh nghiệp.
Phần 3 tiếp tục đưa ra nội dung thống kê vật tư, thiết bị góp phần bảo đảm về an toàn cho môi trường lao động.
Phần cuối cùng thể hiện nội dung đăng ký định kỳ việc kiểm tra môi trường làm việc.
Bạn đã biết: Làm thế nào để chọn mua đồng phục cơ khí chất lượng?
Những yếu tố cần có trong bộ hồ sơ an toàn lao động
Hãy chắc chắn bạn đã đọc kỹ nội dung tôi đã bàn luận ở trên về những danh mục cần có trong hồ sơ an toàn lao động. Như vậy, có thể tóm lược lại các yếu tố theo danh mục như sau:
– Cần chuẩn bị 2 bộ hồ sơ
– Giấy tờ trình bày kết quả của việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động của doanh nghiệp; phiếu kết quả của việc đo mẫu môi trường lao động
– Giấy kiểm định chất lượng thiết bị vật tư, máy móc
– Chứng nhận về việc đăng ký kinh doanh
– Giấy Chứng nhận cơ sở lao động có đầy đủ điều kiện để quan trắc môi trường lao động.
Khám phá quy trình lập hồ sơ vệ sinh an toàn lao động
Lập hồ sơ an toàn cho công nhân trải qua một quy trình chặt chẽ với đầy đủ 7 bước thực hiện sau:
B1: tiến hành khảo sát hiện trạng thực tế của môi trường lao động tại đơn vị làm việc.
B2: bắt tay vào việc lấy các mẫu trong môi trường lao động ở các xưởng sản xuất như mẫu khí thải, mẫu không khí,…
B3: đánh giá cơ bản về hiện trạng của môi trường lao động từ trong khu vực doanh nghiệp cho đến môi trường xung quanh.
B4: lập bản thống kê các thiết bị máy móc cần đăng kiểm.
B5: lập thống kê số lượng công nhân viên đã được thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
B6: tổng hợp tất cả các số liệu để tiến hành viết một bản báo cáo hoàn thiện, đầy đủ.
B7: nộp hồ sơ lên các Trung tâm y tế tuyến trên.
Bảy bước thực hiện này được tóm gọn chỉ trong vài câu chữ nhưng trong thực tế đó là cả một quá trình thực hiện cần yếu tố tỉ mỉ, có hiểu biết về luật an toàn lao động, ít nhất là nắm được rõ nội dung trong hai căn cứ pháp lý đã nêu ra ở trên.
Bài viết trên đây đã giải đáp những vấn đề xoay quanh bản hồ sơ an toàn lao động mà quan trọng nhất là cách lập hồ sơ an toàn lao động. Điều này đặc biệt có ích đối với những người làm chủ doanh nghiệp trong việc xây dựng và đảm bảo uy tín trong quá trình hoạt động sản xuất.
Bên cạnh đó, đừng quên trang bị cho nhân viên của mình những bộ đồng phục bảo hộ lao động chất lượng, đảm bảo độ an toàn, giúp người công nhân an tâm làm việc, tập trung năng suất sản xuất. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Thông tin liên hệ đặt may đồng phục bảo hộ lao động tại HCM:
Địa chỉ:
– Cơ sở 1: Số 8, Đường 14, Phường 26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
– Cơ sở 2: Số 9, Tôn Thất Bách, P. Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn (Cổng sau bến xe Quy Nhơn, Bình Định)
– Cơ sở 3: 22-24, Trần Quốc Toản, P.5, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên
Điện thoại: 0903 841 676
Email: dpvietphat@gmail.com
Website: baoholaodongvietphat.com
Fanpage: Đồng phục Việt Phát