Hiện nay, trên thị trường xuất hiện không ít những mẫu mã áo thun 100 cotton bị làm giả, làm nhái. Điển hình đó là việc những mẫu áo này không được may bằng chất liệu cotton thật hoặc chỉ sử dụng một lượng ít thành phần cotton. Chính điều này gây nên tâm lí hoang mang và lo lắng cho một bộ phận khách hàng vốn trung thành với sản phẩm này. Một số những lưu ý dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn cách phân biệt áo thun cotton 100 thật và giả dễ dàng nhất.
Mục lục
Áo thun 100 cotton là gì?
Hiện nay, áo thun là trang phục phổ biến và được mọi người ưa chuộng. Chất liệu vải may mẫu áo này cũng khá phổ biến với nhiều các chất liệu đa dạng khác nhau. Cotton và PE là 2 chất liệu được sử dụng phổ biến nhất.
Đặc điểm chung của vải cotton đó là chúng có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc. Tuy vào từng yêu cầu, mẫu mã sản phẩm mà người ta phân chia thành những chất liệu khác nhau theo hàm lượng cotton giảm dần từ vải cotton 100% – vải cotton 65/35 – vải cotton 35/65 – vải PE.
Trong đó vải cotton 100 là loại vải để may áo thun 100 cotton. Chất liệu vải này được làm từ 100% sợi bông thiên nhiên, có đặc tính mềm mại, khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Đặc biệt, do có nguồn gốc từ tự nhiên nên chúng rất an toàn và không gây kích ứng da, an toàn cả với làn da em bé. Tuy nhiên, so với các chất liệu vải khác thì cotton 100% có giá thành rất cao nên đây được coi là mẫu áo thun 100 cotton cao cấp.
Nói qua một chút về vải PE, đây là chất liệu vải có nguồn gốc từ dầu mỏ. Khác với vải thun cotton, vải PE lại không có khả năng thấm hút mồ hôi nên khi mặc không được thoải mái. Tuy nhiên, chúng lại có những ưu điểm nổi trội hơn vải cotton đó là chúng có độ bền tương đối tốt, có nhiều màu sắc, dễ dàng in ấn và giá thành rất rẻ.
Do đó, ngày nay, người ta đã kết hợp 2 chất liệu vải này khi may áo thun đồng phục để tận dụng những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm để mang lại những sản phẩm có chất lượng tốt hơn và giá thành hợp lí hơn cho người tiêu dùng.
Một số cách phân biệt áo thun 100 cotton thật và giả đơn giản nhất
Đồng phục Hải Anh gợi ý đến bạn 4 cách phân biệt vải may áo thun cotton 100 thật và giả đơn giản nhất như sau:
Phương pháp nhìn trực quan
Đối với những người có kinh nghiệm trong nghề may mặc thì đơn giản họ chỉ cần nhìn, quan sát bề mặt vải, màu sắc vải là họ đã có thể dễ dàng phân biệt được vải cotton và vải PE. Tuy nhiên, với những người không chuyên thì đây thực sự còn là vấn đề khá khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi đã tổng hợp lại được những đặc điểm chung, dễ nhận biết nhất để nhận biết 2 chất liệu vải này khi nhìn trực tiếp.
+ Vải thun cotton: Bề mặt vải không có độ bóng, vải hơi thô cứng, hơi có hiện tượng xù lông và màu vải thường không sáng, màu vải có độ trầm hơn.
+ Vải thun PE: Bề mặt vải có độ bóng láng, bề mặt vải mịn không bị xù lông, màu vải tươi sáng.
Phương pháp kiểm tra bằng tay
Đây là phương pháp nhận biết vải thun cotton và PE dễ dàng hơn so với khi nhìn trực quan. Phương pháp này không yêu cầu bạn phải là người có kinh nghiệm. Một số những điểm nổi bật dễ nhận biết 2 chất liệu vải trên khi cảm nhận bằng tay:
+ Vải thun cotton: Khi sờ tay vào bề mặt vải sẽ cho chúng ta cảm giác được độ mềm mại, thoáng mát. Đặc biệt, khi ta vò áo, áo sẽ có hiện tượng nhăn nhúm. Đồng thời, áo sẽ có độ co giãn cao khi ta dùng lực kéo vải.
+ Vải thun PE: Khi sờ tay vào bề mặt vải sẽ không cho chúng ta cảm giác mát như so với vải cotton, thậm chí còn có cảm giác hơi nóng. Khi dùng lực kéo vải ta có thể dễ dàng thấy được độ co giãn của vải không tốt. Bên cạnh đó, vải không nhàu khi ta vò mạnh áo.
Phương pháp làm ướt vải
Bên cạnh 2 phương pháp kể trên thì đây là phương pháp khá dễ dàng để ta có thể phân biệt được vải thun. Dựa trên khả năng thấm hút của từng chất liệu vải mà ta có thể biết được vải đó có hàm lượng cotton cao hay thấp. Về cơ bản, nếu hàm lượng cotton càng cao thì vải càng hút nước nhanh và diện tích nước lan rộng cao. Còn đối với vải PE, vải thấm nước rất chậm và diện tích nước không lan rộng. Một số quy tắc giúp phân biệt vải thun cotton và vải PE căn cứ vào phương pháp này như sau:
+ Vải cotton 100%: Vải rất háo nước, thấm hút nước rất nhanh, diện tích nước lan rộng.
+ Vải cotton 65/35: Vải thấm hút nước nhanh và diện tích nước lan rộng nhưng không nhiều như vải 100 cotton.
+ Vải cotton 35/65: Vải thấm hút nước kém, diện tích nước không lan rộng.
+ Vải PE: Vải thấm hút nước chậm, gần như không thấm nước và diện tích nước không lan rộng.
Phương pháp đốt
Phương pháp này thường không được sử dụng nhiều, chủ yếu người ta sẽ dùng các phương pháp thử với nước, cảm nhận bằng tay, quan sát trực tiếp. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn không thể nhận biết vải qua các phương pháp trên thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo phương pháp này. Nguyên tắc chung đó là vải có thành phần PE càng cao thì khi đốt, khả năng bắt lửa càng kém, vải khó cháy và có mùi khét như khi đốt nhựa. Ngược lại, vải có hàm lượng cotton càng cao thì vải bắt lửa rất tốt, cháy nhanh và có mùi khét như khi đốt giấy. Cụ thể như sau:
+ Vải 100 cotton: Vải bắt lửa rất nhanh, cháy nhanh và tro có màu xám, mịn, dễ tan và có mùi cháy như khi đốt giấy.
+ Vải cotton 65/35: Vải bắt lửa tương đối tốt, cháy nhanh, tro khá mịn và không bị vón cục. Tuy nhiên, khi đốt chúng ta có thể ngửi thấy thoang thoảng mùi nhựa đốt.
+ Vải cotton 35/65: Vải bắt lửa tương đối kém, tro vải không tan hoàn toàn mà lại vón thành cục nhỏ. Khi đốt, chúng ta dễ dàng ngửi thấy mùi nhựa rất rõ.
+ Vải thun PE: Vải bắt lửa kém, cháy chậm, tro không tan vón thành cục lớn, bóp không tan. Khi đốt, vải có mùi nhựa tỏa ra rất khét.